Bọc răng sứ là cách tốt nhất để điều trị những trường hợp răng bị hư tổn, mất răng.. Tuy nhiên có nhiều câu hỏi đặt ra rằng bọc răng sứ gây hôi miệng. Vậy sự thật là như thế nào?
* Các nguyên nhân có thể gây hôi miệng sau khi bọc răng sứ Như bạn đã biết, phương pháp bọc răng sứ đã khá phổ biến hiện nay, đây như là một bước cải tiến mới trong ngành nha khoa giúp phục hình thẩm mỹ và bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài như hóa chất, nhiệt độ, vi khuẩn,..v..v..Tuy nhiên, nếu sau khi bọc răng sứ bạn bị hôi miệng có thể do các nguyên nhân sau:
– Răng sứ có vết nứt hay những rãnh sần sùi làm thức ăn, vi khuẩn dễ bám vào dẫn đến hôi miệng.

– Các cầu răng ở ngay phần nhịp(tại vị trí mất răng) làm không đúng kỹ thuật, hở nhịp, khó vệ sinh, thức ăn dễ bị bám vào cùi răng thật bên trongcác khe bên dưới gây ra mùi hôi.
 |
Thật sứ bọc răng sứ có gây hôi miệng không?
|
– Bệnh nhân bị mắc bệnh hôi miệng từ trước khi làm răng sứ nhưng sau đó mới phát hiện ra. Do đó, răng sứ không phải là nguyên nhân gây hôi miệng.
– Răng sứ không được gắn sát vào chân răng, chân răng bị hở, thức ăn và vi khuẩn tích tụ vào cùi răng thật bên trong, lâu ngày phân hủy và gây ra tình trạng hôi miệng.

– Các loại răng sứ bằng kim loại sau một thời gian sử dụng, trong môi trường miệng dưới sự tác động của nước bọt, hóa chất, vi khuẩn,… răng sứ kim loại bị oxi hóa sẽ làm kích ứng cho răng thật và nướu, gây ra mùi khó chịu cho răng miệng.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây hôi miệng không phải do trồng răng sứ:
– Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần kim loại trong răng sứ
– Người bệnh bị lở loét do trong quá trình ăn nhai cắn phải môi má.
– Người bị mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa
– Người bệnh có tiền sử bị hôi miệng
– Vệ sinh răng miệng kém,…v..v..
* Phương pháp điều trị hôi miệng khi bọc răng sứ
– Khi bạn bị hôi miệng và xác định là do răng sứ gây ra thì bạn nên đến phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra xem độ khít sát giữa răng sứ và nướu có sát với nhau không, phần nhịp có bị hở không, có nhét thức ăn không,…Nếu không cải thiện được sẽ làm lại răng sứ khác.
– Răng sứ được chăm sóc cũng giống như răng thật, vệ sinh răng miệng hàng ngày, cạo vôi và kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra những bất thường và điều trị kịp thời.
– Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa đặc biệt để vệ sinh, luồn xuống phần nhịp để lấy hết thức ăn còn vướng lại ở dưới cầu răng.
Với những thông tin trên, chúng tôi mong rằng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về việc bọc răng sứ có bị hôi miệng không rồi nhé! Để đảm bảo cho việc bọc răng sứ mang lại tính thẩm mỹ cao nhất và không gây ra tình trạng hôi miệng thì bạn nên lựa chọn cho mình một đia chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm và chuyên sâu về phục hình răng sứ thẩm mỹ.
Trước khi bọc sứ cần kiểm tra thật kỹ tình trạng răng miệng của mình, từ đó chọn ra được loại sứ phù hợp nhất. Kết hợp được 2 yếu tố này, chắc chắn bạn sẽ có được hàm răng bọc sứ đều, đẹp như mong muốn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét