Cấy ghép Implant là một phương pháp phục hình nha khoa mới, hiện đại, tỷ lệ thành công khi thực hiện phục hình nha khoa bằng phương pháp này là rất cao. Nhưng vẫn có nhiều người lo lắng không biết cấy ghép Implant có biến chứng gì không ?. Bác sĩ nha khoa KIM và các chuyên gia về Implant cho biết: ” Implant là kỹ thuật phục hình răng miệng toàn diện với tỷ lệ thành công cao, tuy vậy, vẫn có một số trường hợp xảy ra sự cố, biến chứng sau ghép răng. Nhưng đây chỉ là những trường hợp hi hữu”.
Cấy ghép implant có biến chứng gì không ?
Để tìm hiểu ” cấy ghép Implant có biến chứng gì không ? ” mời quý vị theo dõi hết trang tin này nhé.
>>> Cấy ghép mini implant
Chảy máu sau phẫu thuật.
Đây là trường hợp xảy ra với một số bệnh nhân sau phẫu thuật cắm ghép Implant 1 tới 2 ngày. Khi bệnh nhân phát hiện có máu chảy ra ở trụ cắm Implant, bệnh nhân chỉ cần 1 miếng gạc, đặt nhẹ trên vùng cắm Implant sau đó ấn nhẹ nhàng miếng gạc trong vòng 30 phút để cầm máu. Nếu trường hợp bệnh nhân thấy máu chảy nhiều và thấy lo lắng thì đến gặp bác sĩ nha khoa phụ trách để bác sĩ giúp bạn khắc phục.
Nhiễm trùng vùng cấy ghép Implant
Đây là trường hợp phổ biến nhất khi cấy ghép Implant mà nguyên nhân chủ yếu là do sau khi cấy ghép, vết thương chưa lành, bệnh nhân không vệ sinh đúng cách, cùng với đó là lượng thức ăn ăn vào bị dính ở trụ Implant làm môi trường cho vi khuẩn phát triển gây ra nhiễm trùng. Bệnh nhân có một số dấu hiệu là: mô quanh răng ở khu vực cắm Implant có hiện tượng sưng phồng và có màu đỏ. Hiện tượng này có thể kéo dài nhiều tháng thậm chí nhiều năm sau khi cấy ghép Implant. Nếu bệnh nhân không phát hiện ra tới gặp bác sĩ kịp thời có thể sẽ gây ra viêm nhiễm xung quanh, gây mất xương dẫn đến cấy ghép Implant thất bại.
>>> Cấy implant có đau không
Viêm quanh trụ Implant
Nguyên nhân dẫn đến viêm quanh trụ Implant thường là do cách vệ sinh, chăm sóc răng miệng của bệnh nhân không đúng, không thường xuyên. Tình trạng này kéo dài có thể gây viêm nhiễm, mất xương xung quanh trụ Implant, để lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới trụ Implant cụ thể là trụ Implant sẽ bị lung lay lỏng lẻo.
Tổn thương tới các mô lân cận
Tổn thương tới các mô lân cận là một trong những biến chứng khi cấy ghép Implant. Các bộ phận thường hay bị tổn thương là :
Răng: Khi khoan, bác sĩ nha khoa cần phải khéo léo, tỉ mỉ thực hiện nhuần nhuyễn từng thao tác và tìm hiểu kỹ phim chụp X-quang trước, nếu không sẽ làm hỏng mão răng, làm ảnh hưởng tới chiếc răng bên cạnh.
Dây thần kinh: Chân răng thường ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh. Vì thế dây thần kinh xương ổ răng dưới có thể bị tổn thương trong quá trình khoan lỗ làm trụ Implant, gây ra đau đớn, tê hoặc ngứa ran ở lợi, môi, lưỡi hoặc cằm cho bệnh nhân. Các triệu chứng tương tự trên có thể xảy ra nếu răng cấy ghép Implant được đặt ngay trên dây thần kinh nhóm đỉnh làm cho bệnh nhân đau đớn dữ dội khi nhai. Hơn nữa nếu các dây thần kinh không được chữa lành và các triệu chứng ngày càng nặng hơn thì răng implant có thể phải loại bỏ. Ca phẫu thuật cấy ghép Implant sẽ thất bại. Nhưng đây là biến chứng hiếm gặp nhất nên bệnh nhân hãy yên tâm khi có nhu cầu cấy ghéo Implant.
Xương hàm: Đây là trường hợp xảy ra khi bệnh nhân không đủ xương hàm, xương không đủ dày để phục vụ cho việc cấy ghép Implant nên khi bác sĩ khoan vào rất dễ gây ra hiện tượng gãy xương hàm.
Biến chứng do cắm Implant không đúng vị trí
Đây là một trong những biến chứng hi hữu nhất trong cấy ghép Implant. Sau khi phẫu thuật, trụ Implant có thể sẽ bị gãy do hướng cắm trụ Implant không đúng. Trường hợp này dẫn đến phục hình trên trụ implant bị sút ra, không khít sát, chạm nướu khi đau, thức ăn bị nhét vào, ảnh hưởng trực tiếp đến phát âm.
Bên cạnh đó, khi gắn phục hình không chính xác, không đúng vị trí sẽ khiến lực nhai của hàm răng không được phân bố đều, dẫn đến tình trạng răng implant không thực hiện tốt chức năng ăn nhai hoặc lực nhai tập trung quá nhiều làm implant bị quá tải, có thể làm sút implant. Hậu quả là phải tháo bỏ Implant, phẫu thuật thất bại.
Cấy ghép implant có biến chứng gì không ?
Support Online: Nguyễn Văn Lai
Email: benhvienkim@gmail.com
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét