>>chữa cười hở lợi ở đâu
Bệnh tụt lợi tiêu xương là gì ?
Nếu phát hiện thấy phần răng bên trên nướu ngày càng dài ra khi quan sát bằng mắt thường thì có nghĩa bạn đang phải đối mặt với bệnh tụt lợi tiêu xương. Theo thống kê các ca điều trị tại Nha khoa , tỷ lệ bệnh nhân bị mắc bệnh tụt lợi lên tới 50%, nhưng 90% trong số đó không biết mình đang bị tụt lợi. Bệnh chỉ được phát hiện khi bệnh nhân khám các bệnh răng liên quan hoặc lấy cao răng. Đáng lưu ý là nhiều trường hợp tụt lợi ngày đã biến chứng sang tiêu xương…
Nguyên nhân dẫn đến tụt lợi tiêu xương
Bệnh tụt lợi sinh ra do 2 nhóm nguyên nhân: Do viêm và không do viêm
Nguyên nhân tụt lợi do viêm chủ yếu là viêm quanh răng kèm theo các triệu chứng như chảy máu, sưng lợi. Tụt lợi do nguyên nhân viêm có thể xảy ra với bất cứ răng ở vị trí nào.
Nguyên nhân tụt lợi không do viêm chủ yếu là ở xương ổ răng, khi lớp xương nay quá mỏng, dễ bị sang chấn dẫn đến tụt lợi. Sang chấn khớp cắn có thể làm cho tình trạng tụt lợi trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, những răng bị lệch ra khỏi cung hàm cũng dễ bị tụt lợi. Tụt lợi cũng là hậu quả có thể gặp sau khi nắn chỉnh răng. Mặt khác, chải răng không đúng cách, dùng bàn chỉ quá cứng cũng có thể gây tụt lợi và mòn cổ răng. Tụt lợi không do viêm thường gặp ở răng đơn lẻ tại vị trí răng cửa, răng nanh, ít gặp ở răng hàm.
Tác hại của bệnh tụt lợi tiêu xương
Bệnh tụt lợi có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng cho răng, làm mất xi-măng chân răng, lộ ngà răng, tăng khả năng răng bị kích ứng, dễ bị mảng bám v.v..
Khi mất xi-măng chân răng và lộ ngà răng đột ngột có thể gây ra cảm giác ê buốt khi chải răng, khi ăn nóng, lạnh. Trường hợp mất xi-măng chân răng và lộ ngà răng xảy ra từ từ thì các triệu chứng trên có thể không nhận thấy, song vẫn tiếp tục biến chứng mà người bệnh không biết.
Tác hại lớn nhất của tụt lợi là ảnh hưởng đến thẩm mỹ hàm răng, răng dài ra, chân răng hở kẽ,…
Làm sao để khắc phục tình trạng tụt lợi?
Để không phải đối mặt với bệnh này nên chú ý đặc biệt đến cách chải răng và kiểu bàn chải đang sử dụng. Nên dùng bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách.
Khi thấy dấu hiệu của lợi bị tụt và ê buốt nên đi thăm khám sớm để được tư vấn các biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp. Thông thường bác sỹ sẽ khuyên bạn nên đổi loại kem đánh răng. Đó nên là loại có tính chất chống ê buốt hoặc ngậm gel Fluor để khắc phục tạm thời. Các biện pháp chuyên khoa có thể áp dụng như hàn thẩm mỹ. Nếu tụt lợi nặng thì biện pháp duy nhất là tiến hành phẫu thuật ghép để phục hồi lại phần lợi đã bị tụt.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét